Theo kinh nghiệm của tôi với hàng trăm Công ty đã đi vào hoạt động, Marketing không phải là một chức năng để phô trương chất lượng sản phẩm mà nó được sử dụng như một công cụ kiểm soát thị trường và bị phụ thuộc mật thiết vào yếu tố thời gian.
Marketing Startup khác rất nhiều so với cách tiếp thị truyền thống: Ít tiền, ít tài nguyên, ít nguyên tắc, ít hạn chế, ít kiểm sóat và ít thất bại hơn. Sáu chữ “ít” đã đủ thấy cơ hội thành công của nó nếu bạn biết đi đúng hướng.
Thực tế là phần khởi động thường không tốn bất kỳ khoản ngân sách lớn nào để tiếp thị. Điều này có nghĩa là họ phải sáng tạo nhiều hơn là những gì họ vẫn làm theo cách truyền thống. Là một huấn luyện viên và cố vấn với chuyên ngành tiếp thị, xây dựng thương hiệu, thông tin liên lạc, phương tiện truyền thông xã hội, tôi thường được hỏi câu: “10 cách thức Marketing hiệu quả nhất cho Start-up là gì?”. Tôi không muốn trả lời câu hỏi này kể từ khi tiếp thị không còn giống như một chiếc máy tính mà bạn có thể mua được ở bất cứ cửa hàng nào rồi ấn nút “play”.
“Tiếp thị cũng giống như một ly cà phê Cappuccino tốt” – Janne Saarikko
Qủa thực đúng như vậy, trước tiên bạn phải biết cách tạo ra một cốc cà phê tốt, còn nếu không, khi khách hàng biết được chất lượng cà phê của bạn không như những gì quảng cáo, họ sẽ không sử dụng chén thứ hai.
Hiểu như thế nào để làm cho cà phê tốt cần có thời gian, cam kết trước khách hàng chất lượng của nó. Startup cần phải nung nấu ý tưởng tiếp thị cho riêng mình, giống như nghệ thuật pha cà phê cũng vậy, chưa chắc cùng một công thức mà đã cho ra được những cốc cà phê giống nhau. Quan trọng là bạn làm gì chứ không phải bạn học gì.
Mục đích của bài viết này không phải là để dạy cho bất cứ ai biết cách để tiếp thị cho một doanh nghiệp start-up. Nếu bạn muốn điều đó, bạn có thể đi ra ngoài và tìm đến bất cứ hiệu sách nào gần nhà. Bài viết này sẽ chỉ cung cấp cho bạn ý tưởng chung về những phương pháp tiếp thị hữu ích cho một start-up. Hãy làm tuần tự các bước này, bởi chỉ cần một mắt xích sai thôi, bạn cũng sẽ thất bại.
• 1. Sở hữu một trang web
Mọi người cần có một trang web và hiểu vai trò của nó cho đúng.
Nếu bạn khởi động dịch vụ bán hàng trực tuyến, thì bạn nên tập trung tạo ra một trang web tốt nhất có thể, chứ đừng làm gì cũng nửa vời. Đó sẽ là một trung tâm dịch vụ, phân phối sản phẩm và dịch vụ khách hàng.
Nếu bạn chỉ cần nâng cao nhận thức, có những nơi tốt hơn cho việc đó. Sau đó, chỉ sử dụng trang web để lấy cơ sở dữ liệu thông tin cơ bản, thông tin liên hệ, thông tin công ty, mô tả sản phẩm và các liên kết đến những nơi để tìm bạn.
Nếu bạn không xây dựng dịch vụ trên trang web, chỉ cần có ai đó để làm một trang web dựa trên WordPress.org. Thì chẳng việc gì phải quá đầu tư vào nó.
Tùy thuộc vào từng mục đích sở dụng mà thiết kế trang web của bạn cho thật phù hợp. Việc này giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức để tập trung cho những công việc quan trọng hơn.
• 2. Dễ dàng được tìm thấy
Bạn làm gì khi bạn muốn biết thêm thông tin về bất cứ điều gì? Bạn sẽ nghĩ ngay đến một công cụ tìm kiếm và đó chắc chắn là Google.
Bạn cần phải xuất hiện ở vị trí đầu tiên hoặc thứ hai trong danh sách kết quả tìm kiếm trên Google. Nếu không, coi như bạn chẳng hề tồn tại. Cách tốt nhất để làm điều đó là để tạo ra nội dung tốt về sản phẩm của bạn và các từ khóa đề cập trong bài viết một cách tự nhiên nhất.
Có những công cụ tìm kiếm khác có thể sánh ngang với Google. YouTube là công cụ tìm kiếm lớn thứ hai và SlideShare cũng là một nơi phổ biến cho các bài thuyết trình chuyên nghiệp.
Google+ sẽ giúp bạn có được vị trí kết quả tìm kiếm tốt hơn và trong một số lĩnh vực bạn cũng có thể tạo ra một cộng đồng thu hút người dùng tham gia
Chỉ cần tìm kiếm một người làm công việc SEO (Search Engine Optimization) là bạn sẽ nắm chắc một vé “thẳng lên thiên đường”. Người có thể cải thiện doanh số bán hàng cho bạn nhưng cũng có thể mang cả sự nghiệp của bạn xuống vực.
• 3. Được hoạt động trên phương tiện truyền thông xã hội
Marketing hiện đại không phải là phát thanh truyền hình. Bạn cần phải hoạt động trên hầu hết các nền tảng chính (phụ thuộc vào doanh nghiệp của bạn, nhưng Facebook, Twitter, LinkedIn, YouTube là những kênh phổ biến nhất) với tài khoản riêng của bạn, nhưng bạn cũng cần phải có những người bạn hoạt động chung.
Một nguyên tắc cơ bản trên phương tiện truyền thông xã hội là luôn luôn tạo ra giá trị thực tế và tham gia vào các cuộc thảo luận của người dùng. Trong dài hạn nỗ lực của bạn sẽ được đánh giá cao và sẽ mang về hiệu quả nhất định.
• 4. Làm cho mình có sẵn trên trực tuyến
Bạn cần phải có sẵn để những khách hàng tiềm năng hoặc bất cứ ai muốn tiếp cận bạn vì bất cứ lý do gì. Đây có thể là thông tin liên lạc của bạn, chat trực tuyến, hoặc dịch vụ khách hàng. Những câu hỏi lớn ở đây là: Làm thế nào để mọi người thấy chúng tôi nếu họ không biết gì về chúng tôi? Làm thế nào người ta nhận được liên lạc và làm thế nào để họ nhận biết về nó?
• 5. Luôn chuẩn bị sẵn sàng trên thực tế
Tổ chức sự kiện là một phần quan trọng của tiếp thị nhưng không phải trên diễn đàn trực tuyến. Bạn cần tạo ra một diện mạo tốt trước khách hàng. Bắt đầu bằng một gian hàng trong triển lãm thường lãng phí thời gian và tiền bạc của bạn mà thực tế hiệu quả cũng chẳng đi đến đâu, trừ khi bạn có một “động cơ diesel” cực lớn để tiếp ứng hoặc một “bộ xương ngoài” vững chắc, còn không thì hãy dẹp ý tưởng nhảm nhí đó sang một bên.
Có lẽ là điều tốt nhất để làm là để bắt đầu tham dự các sự kiện như là diễn giả. Tất cả cuộc gặp gỡ lớn nhỏ đều mang lại những giá trị nhất định kể từ khi bạn sẽ nhận được sự chú ý nhiều hơn.
Nếu bạn không có các sự kiện để tham dự, hãy bắt đầu tự tạo ra chúng, thậm chí có thể cùng với các đối thủ cạnh tranh của bạn, nhưng đừng có bố trí bất cứ gian hàng sản phẩm nào bởi chẳng có ai hứng thú mua mấy đồ trong triển lãm đâu, họ chỉ vào đó để nhìn và nghe thôi.
• 6. Thúc đẩy việc bán hàng thông qua khách hàng
Tôi là một trong những tín đồ của tiếp thị và có thể kiểm soát doanh số bán hàng của mình. Điều này có nghĩa rằng tiếp thị ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình bán hàng, phân tích hay nếu bạn muốn cải thiện các quy trình bán hàng thì hãy thực sự hiểu tiếp thị là gì.
Một người làm Marketing tốt không phải là làm cho sản phẩm của mình tốt nhất mà mang đến cho khách hàng sự hài lòng nhất. Marketing hướng đến khách hàng bao giờ cũng hiệu quả hơn hướng vào sản phẩm.
• 7. Có tính hệ thống và linh hoạt
Bạn nên có kế hoạch cho những gì bạn đang làm. Một bản kế hoạch Markering tổng thế kéo dài 6 – 9 tháng và chi tiết hơn trong 4 – 6 tuần đầu kinh doanh.
Bạn phải học được cách hiệu quả mà nhanh nhẹn. Nếu nhận ra điều gì đó không ổn, đừng chần chừ mà hãy thay đổi nó ngay khi nó còn nằm trong bản kế hoạch. Điều đó giúp bạn thực hiện mục tiêu dài hạn của mình có hiệu quả hơn.
• 8. Đo lường và phân tích
Tất cả mọi thứ bạn làm nên được thực hiện bởi một mục tiêu duy nhất. Bạn cần tính toán chính xác tất cả trường hợp có thể xảy ra, vạch ra những phương án dự phòng, phân tích nó dựa trên những gì bạn học hỏi được hoặc nếu không thì hãy nhìn sang phía những đối thủ cạnh tranh của bạn.
Ví dụ, nếu bạn sắp xếp một sự kiện, đặt mục tiêu. Số người tham gia có thể là mục tiêu quá gần còn bán hàng thì lại quá xa vời. Giả sử những người tham gia sự kiến đó muốn biết thêm về chi tiết sản phẩm thì bạn sẽ xử lý ra sao. Kế hoạch B có thể sẽ giúp ích bạn trong trường hợp này khi bạn kịp chuẩn bị nó trước đó.
• 9. Sự sáng tạo là vô cùng cần thiết
Dù bạn làm gì hãy luôn luôn có những ý tưởng khác nhau, bởi nếu làm theo những tiêu chuẩn, bạn sẽ khó được chấp nhận.
Sự sáng tạo cần được tập trung vào việc cung cấp giá trị thực cho khách hàng. Luôn luôn tự hỏi mình “Có gì trong đó cho khách hàng? Làm thế nào để anh ta/cô ta được hưởng quyền lợi đó?”
Theo Kinh Doanh Nhà Hàng
Giải pháp cà phê || Giaiphapcaphe.com