Starbucks, thương hiệu bán lẻ cà phê nổi tiếng nhất trên thế giới, là một trong những câu chuyện thành công vĩ đại vào thế kỷ 21 trên đất Mỹ. Đến nay, thương hiệu này đã có đến 9,405 cửa hàng trên 61 quốc gia toàn thế giới, trong đó có 8,661 cửa hàng được cấp phép.
Starbucks đã thay đổi cách mọi người uống cà phê từ các châu lục khác nhau. Đáng chú ý hơn, công ty đã cải biên thành công những chiếc cốc dành cho người đi bộ vốn dĩ chỉ để vứt vào thùng rác thành những phụ kiện cao cấp. Nó đã tạo ra một “lối sống Starbucks” trên khắp nước Mỹ.
Từ đồ uống ngon đến độc quyền hỗn hợp cà phê hạt hay các mối quan hệ chiến lược, doanh nghiệp nhỏ phải học hỏi nhiều điều từ Starbucks.
1 Bắt đầu với một ý tưởng kinh doanh tốt
Starbuck là một Công ty lớn, điều này chắc chắn không phải bàn cãi. Trước đây, quán cà phê được hiểu như một điểm tụ tập. Nó không chỉ là một nơi để có được một tách cà phê ngon mà còn là trung tâm xã giao và tranh luận trí tuệ, đặc biệt là các sinh viên và các chuyên gia đô thị trẻ.
Starbucks đã tạo ra một trào lưu rất khác. Nó biến một sản phẩm thông thường và khiêm tốn thành một trải nghiệm đặc biệt cho khách hàng để họ sẵn sàng mang nó theo bên mình khi ra ngoài.
Những doanh nghiệp nhỏ muốn kinh doanh thành công quan trọng phải có ý tưởng độc đáo. Phần đông người tiêu dùng lựa chọn bạn đơn giản vì họ thấy sự khác biệt với những hàng quán xung quanh.
2 Suy nghĩ lớn
Starbucks cũng chỉ bắt đầu là một Công ty nhỏ tại Pike Place Market Seattle năm 1971 nhưng nó luôn luôn có một tham vọng rất lớn. Công ty này được công bố vào năm 1982. Gần một thập kỷ sau khi nó bắt đầu. Từ khởi đầu khiêm tốn, công ty đã nắm giữ khoảng 40 phần trăm thị trường cà phê hiện nay. Sự tăng trưởng ngoài mong đợi của bất kỳ doanh nghiệp lớn nào. Cơ hội cho tăng trưởng và mở rộng trong tương lai chỉ thực sự bắt đầu khi Starbucks mở rộng “thuộc địa” ra ngoài nước Mỹ.
Starbucks tăng trưởng chậm mà chắc. Kiên trì theo đuổi mục tiêu và khéo léo quản lý tài chính. Khi bạn nghĩ mình làm được thì bạn mới thực sự có động lực để làm. Suy nghĩ không hiện hữu nhưng nó là phần vô cùng quan trọng để khởi đầu một quá trình kinh doanh thành công.
3 Suy nghĩ ra bên ngoài tầm với của bạn
Sức mạnh của Starbucks nằm ở chỗ khả năng đột phá trên cơ hội ngay cả khi đó mới chỉ là những ý tưởng vạch ra trên giấy. Khả năng của Starbucks suy nghĩ rộng, ra bên ngoài những gì họ đang sở hữu, tuy nhiên, họ cũng phải tin mình làm được chứ không chỉ là ý nghĩ viển vông. Như với trường hợp Starbucks ở Trung Quốc – một đất nước nhiều hủ tục, nguyên tắc cổ hủ. Starbucks đến sau rất nhiều thương hiệu lớn từng thất bại cay đắng trên thị trường này nhưng họ dám làm những điều tưởng chừng như không thể và họ đã không lặp lại vết xe đổ đó.
Điểm chung của những doanh nghiệp nhỏ là có tầm nhìn hạn chế, bởi họ luôn lo sợ khả năng của mình. Chính vì thể chẳng bao giờ họ có đủ động lực để bứt phá.
4 Đối tác thông minh
Starbucks đã chứng minh rằng ngay cả những công ty lớn cũng cần sự giúp đỡ thể thực hiện những mục tiêu của mình. Trong trường kinh doanh, có cạnh tranh thật, nhưng đừng tự cô lập mình.
Thực tế rằng, một trong những yếu tố quyết định sự thành công của Starbucks là sáng kiến hợp tác chiến lược với nhiều công ty khác. Năm 1993, hãng này hợp tác với hiệu sách Barnes và Noble ở Hoa Kỳ để dành cho những khách hàng của họ những cuốn sách về cà phê. Tiếp tục với chiến lực tạo chỗ đứng cho phân ngành cửa hàng sách, Starbucks đã thành lập một liên minh “Canadian Bookstore Chapters” vào năm 1995.
Starbucks cũng tạo mối quan hệ đối tác với Pepsi-Cola vào năm 1996 để bắt đầu công việc kinh doanh vừa hết hạn với một công ty nước giải khát khác ở Bắc Mỹ, ra đời phiên bản đồ uống đóng chai Starbucks Frappuccino.
Trong năm đó, Công ty cũng hợp tác với Dreyer’s Grand Ice Cream để cho ra đời Starbucks Ice Cream và quán bar có tên Starbucks Ice Cream, nhanh chóng trở thành điểm bán kem cà phê chạy nhất Hoa Kỳ. Năm 2001, công ty gia nhập vào mối quan hệ đối tác với Hyatt Hotels Corp.
Starbucks luôn đặt ra mục tiêu lớn, tìm những đối tác đáng tin cậy và thực hiện nó. Sở trường của thương hiệu này là khai phá những thị trường mới. Đối với doanh nghiệp nhỏ để có được thành công, bạn phải nhận ra rằng, một mình bạn không thể lấp đầy được những khoảng trống trong việc phục vụ nhu cầu của thị trường mục tiêu. Bạn sẽ cần sự giúp đỡ từ những đối tác khác, những người sẵn sàng làm việc với bạn và chia sẻ rủi ro tài chính; nhằm mục đích giúp bạn gia nhập các thị trường mới và có được sản phẩm và dịch vụ thật nhanh chóng; đồng thời, tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường và bắt kịp tốc độ trao đổi công nghệ mới giống như Starbucks đã từng làm và thành công.
5 Tạo ra một trải nghiệm độc đáo
Starbucks tạo ra những cửa hàng bán lẻ hấp dẫn, thoải mái với thiết kế thu hút sự chú ý của khách hàng. Bạn sẽ tìm thấy những chiếc ghế đệm gỗ cùng mang không dây tốc độ cao, lựa chọn những bài nhạc phát trong quán trong khi đang nhâm nhi ly cà phê yêu thích của họ.
Những đổi mới sản phẩm và cửa hàng sẽ tăng trải nghiệm cho khách hàng. Họ không cần phải đến trụ sở chính tại Seattle mà vẫn có thể cảm nhận được một không khí Starbucks đích thực ở bất cứ đầu trên thế giới.
Theo Kinh Doanh Nhà Hàng
Giải pháp cà phê || Giaiphapcaphe.com