Một bản kế hoạch kinh doanh rất cần thiết cho một doanh nghiệp để kêu gọi đầu tư hoặc định hướng phát triển cho nhà hàng. Khi bạn có một bản kế hoạch tốt, việc khởi đầu sẽ thuận lợi hơn.
Hầu hết các bản kế hoạch có nhiều điểm khác nhau, nhưng những yếu tố căn bản sau đây nhất định phải có:
1. Giới thiệu chung
Bắt đầu với cái nhìn tổng quan về toàn bộ kế hoạch kinh doanh của bạn. Đây là phần giới thiệu chung về nhà hàng của bạn. Bao gồm:
– Thông tin Công ty: Nhà hàng của bạn do Công ty nào quản lý, số vốn và một số thông tin cơ bản giới thiệu về công ty.
– Thông tin nhà hàng: Loại hình, quy mô, sức chứa, phong cách, thiết kế, dịch vụ đính kèm, v.v…
– Thông tin chủ nhà hàng hoặc người quản lý: Ngoài các thông tin cơ bản thì cần có các thông tin về kinh nghiệm làm việc, và dự tính của họ cho nhà hàng của bạn.
– Mục đích và định hướng kinh doanh: Vì sao bạn mở nhà hàng, đối tượng khách hàng bạn nhắm tới, mô hình nhà hàng cạnh tranh như thế nào trong khu vực, thế mạnh nhà hàng của bạn là gì.
– Chỉ tiêu: Nhà hàng sẽ đạt được doanh thu và số lượng khách hàng bao nhiêu, trong thời gian bao lâu, thời gian hoàn vốn. Nên có các bản kế hoạch theo ngắn hạn (1 tháng), trung hạn (3 – 6 tháng) và dài hạn (1 năm trở lên)
2. Mô tả chi tiết
– Trong phần này, bạn cần lặp lại thông tin Công ty điều hành nhà hàng chi tiết hơn, bao gồm cả tên của các thành viên chính của Công ty. Ngoài ra, phần này cần có thêm thông tin về số vốn và tỉ lệ phần đóng góp vốn của các thành viên và vai trò của họ trong Ban Quản lý nhà hàng.
– Vị trí của nhà hàng cũng cần được giới thiệu ở đây, cùng với sơ đồ vị trí, thiết kế và thực đơn mẫu.
3. Phân tích thị trường
Bao gồm:
a. Đánh giá thị trường
– Mức tăng doanh thu dự kiến: dựa vào số liệu thu thập được về mức thu nhập, khả năng chi tiêu, xu hướng tiêu dùng, và tình hình kinh tế tại địa phương, cùng với số liệu dự kiến trong những năm tiếp theo.
– Xu hướng ẩm thực: đối tượng khách hàng mà bạn nhắm tới phải có xu hướng ẩm thực phù hợp với phong cách của nhà hàng, và ngược lại, bạn phải điều chỉnh khẩu vị, giá thành, món ăn… đáp ứng được xu thế của khách hàng mục tiêu. Ví dụ, nếu khách hàng quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng, thì món ăn của bạn cũng nên điều chỉnh thích hợp với sự quan tâm này.
– Khuynh hướng hoạt động: bên cạnh các hình thức nhà hàng gia đình, nhà hàng thức ăn nhanh, đặc sản quốc gia hoặc vùng miền…, các nhà hàng thường phát triển thêm các dịch vụ đính kèm cùng với hoạt động kinh doanh chính, như tổ chức tiệc theo yêu cầu, giao thức ăn tận nơi, bán thức ăn mang về…Bạn cần có những đánh giá rõ ràng, chính xác để định hướng đầu tư đúng nhất.
b. Thị trường mục tiêu
– Đây là một trong những phần quan trọng nhất của bản kế hoạch, nó thể hiện bạn hiểu được thị trường mục tiêu của mình thế nào. Những thông tin bạn cần tìm hiểu kỹ bao gồm: dân số, dân cư trong bán kính 1km, dân cư trong bán kính 5km, tuổi thọ trung bình, lưu lượng giao thông, đặc điểm ẩm thực tiêu biểu, đặc điểm ẩm thực thứ yếu, ngành công nghiệp cơ sở chính, v.v…
– Nhà hàng của bạn sẽ có những đối thủ cạnh tranh trực tiếp, do vậy, việc tìm hiểu về những nhà hàng có cùng hướng kinh doanh là rất cần thiết, quan trọng nhất là thông tin về giá, thời gian phục vụ, là nhà hàng độc lập hay chuỗi nhà hàng, điểm mạnh / yếu của mỗi nhà hàng, v.v…
4. Chiến lược tiếp thị
– Bạn sử dụng biện pháp nào để quảng bá cho nhà hàng của bạn? Trình bày các biện pháp bạn sử dụng để giới thiệu và thu hút khách hàng đến với nhà hàng của bạn và duy trì mối liên hệ với họ.
Kế hoạch kinh doanh tốt sẽ giúp bạn đi đúng mục tiêu, định hướng đã đề ra. Cần thể hiện rõ mục tiêu, thời hạn, tính khả thi của các chiến lược. Các chiến dịch marketing có thể kể đến như marketing truyền thống (băng rôn, báo chí, tờ rơi…) hay marketing online như Website, FB…
5. Quản lý – điều hành
Phần này sẽ chỉ ra phương châm điều hành nhà hàng hằng ngày. Các quy định, quy trình, hệ thống quản lý được áp dụng trong quá trình nhà hàng hoạt động.
– Nhân viên: số lượng nhân viên, quy trình tuyển dụng, đào tạo, mức lương cho mỗi vị trí, quy định về kỷ luật, khen thưởng.
– Hoạt động hằng ngày: sắp xếp lịch trình làm việc như thế nào, bản mô tả công việc cho mỗi vị trí cũng như nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi người, hệ thống báo cáo, kiểm soát hàng hóa và mối tương quan giữa các bộ phận cũng cần được ghi chú rõ.
– Nhà cung cấp: Thông tin về nhà cung cấp chính và phụ sẽ được hiển thị ở đây.
– Quản lý chi phí: Trong phần này sẽ liệt kê các biện pháp được sử dụng để ban quản lý kiểm soát thu chi, hàng hóa, và các hoạt động khác của nhà hàng. Cụ thể là hệ thống POS, hệ thống kiểm soát ra vào và chấm công, lịch làm việc, phần mềm kiểm kê hàng hóa, tiền mặt, mua hàng, hệ thống an ninh…
6. Phân tích đầu tư
Gồm 2 phần chính:
– Nguồn tiền đầu tư và tỉ lệ góp vốn.
– Phân tích vấn đề sinh lợi nhuận đầu tư.
7. Kế hoạch  mở rộng / Chiến lược thoái vốn
Khi việc kinh doanh vận hành tốt, Doanh nghiệp của bạn có những hướng phát triển thị trường thế nào. Và ngược lại, các kế hoạch nếu nhà hàng hoạt động thua lỗ, kinh doanh không như mong muốn.
8. Dự án tài chính
Đây là phần quan trọng trong một bản kế hoạch kinh doanh thể hiện chính sách sử dụng nguồn vốn và thu lợi nhuận. Các nội dung chính bao gồm: nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn (thông tin chung và chi tiết), dự kiến chi tiết doanh số bán hàng, giờ lao động, báo cáo chi tiết thu nhập và vòng xoay tiền mặt năm đầu tiên và trong 5 năm tới, dự báo hoạt động hàng năm, dự báo thu lợi nhuận đầu tư, điểm hòa vốn dự kiến…

BẢN KẾ HOẠCH KINH DOANH HOÀN CHỈNH GỒM NHỮNG GÌ?
Tại sao cần có kế hoạch kinh doanh? Có 3 lý do chính để bạn cần xây dựng kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp của bạn.
1. Quá trình nghiên cứu để xây dựng kế hoạch kinh doanh buộc bạn phải suy nghĩ cẩn thận trước khi đặt bút viết. Công việc nầy đòi hỏi bạn phải có một cái nhìn khách quan, thận trọng và không cảm tính về toàn bộ công việc kinh doanh của mình.
2. Công trình của bạn (bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh) là một công cụ điều hành kinh doanh hữu ích, nó giúp bạn quản lý công việc và đi đến chỗ thành công.
3. Bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh giúp truyền đạt ý tưởng của bạn đến các đồng nghiệp và là cơ sở cho mọi kế hoạch tài chính của bạn.
Ngoài ra bản kế hoạch kinh doanh còn giúp bạn thấy trước những thử thách, rủi ro có thể xãy đến trước khi nó trở nên quá muộn, do vậy bạn có thể tìm giải pháp để giải quyết hoặc ngăn ngừa trước khi xãy ra. Nói một cách khác, bản kế hoạch kinh doanh có thể ngăn ngừa bạn không đi vào một dự án kinh doanh mà khả năng thất bại là quá rõ.
Ba phần của một bản kế hoạch kinh doanh:
1. Ý tưởng

  • Kinh doanh nghành nghề gì?
  • Tại sao chọn nghành nghề nầy?
  • Mục tiêu xây dựng trở thành doanh nghiệp mạnh về mặt nào?
  • Ý tưởng kinh doanh của bạn là gì?
  • Kinh doanh sản phẩm gì?
  • Cơ sở nào tin tưởng rằng khách hàng sẽ mua của doanh nghiệp?
  • Đối thủ cạnh tranh là ai?
  • Làm thế nào để phát triển nổi bật trong lĩnh vực kinh doanh?
2. Khách hàng
  • Đối tượng nào là khách hàng và đối tượng nào sẽ là khách hàng trong tương lai?
  • Doanh nghiệp mang lại lợi ích gì cho khách hàng?
  • Hiện có bao nhiêu khách hàng?
  • Khách hàng của bạn là ai?
  • Doanh nghiệp cần bao nhiêu khách hàng?
  • Cách thức khách hàng mua sản phẩm là gì (hành vi)?
  • Hiện khách hàng mua sản phẩm tại đâu (kênh)?
  • Làm thế nào khách hàng sẽ biết đến doanh nghiệp?
  • Cơ hội và rủi ro chính của doanh nghiệp sẽ là gì?
3. Vốn
  • Doanh nghiệp cần bao nhiêu vốn?
  • Làm thế nào cân đối thu chi và khả năng thanh toán tiền mặt?
  • Cần bao nhiêu vốn lưu động?
  • Bạn sẽ cần lượng vốn là bao nhiêu?
  • Sẽ khống chế ngân sách gì?
  • Làm thế nào kiểm tra tài chính?
  • Khả năng phát triển đến mức nào?

Nguồn: Kinh Doanh Nhà Hàng
Giải pháp cà phê || Giaiphapcaphe.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *