Mặc dù có rất nhiều các yếu tố cần xem xét, tuy nhiên bạn vẫn có thể ước lượng được chi phí kinh doanh nhà hàng miễn là bạn có một kế hoạch kinh doanh tốt.
1. Kế hoạch kinh doanh nhà hàng
Để xác định được chi phí mở nhà hàng, điều cần thiết là phải có một kế hoạch kinh doanh cụ thể, trong đó bao gồm các yếu tố như loại hình, phong cách nhà hàng, quán ăn bạn dự định phục vụ, cách trang trí nhà hàng và các dịch vụ mà bạn cung cấp, cũng như địa điểm nhà hàng và số lượng khách hàng mà bạn dự tính phục vụ mỗi ngày. Bạn cũng nên xây dựng cho mình bản dự báo doanh thu dựa trên doanh số bán hàng dự kiến (thực phẩm và đồ uống).
Bạn cũng phải tính đến việc xin giấy phép kinh doanh, chi phí mua thực phẩm, đào tạo nhân viên và cả tiền dự phòng. Nhiều nhà hàng thất bại vì thiếu vốn để cầm cự cho tới khi nhà hàng của họ có thể cho lợi nhuận. Vì vậy bạn cũng cần phải dự đoán khi nào thì nhà hàng của mình mới sinh lợi nhuận và phải đảm bảo bạn có thể chi trả chi phí hoạt động cửa hàng cho đến lúc đó.
2. Chi phí cơ sở vật chất
Chi phí cơ sở vật chất dao động rất lớn, tùy thuộc vào việc bạn muốn mua hay thuê cửa hàng. Nếu mua lại một nhà hàng, bạn cần phải chi cho khoản cải tạo nó, nhưng chi phí bao nhiêu còn phụ thuộc vào tình trạng hiện tại của nhà hàng bạn mua lại.
Nếu bạn thuê mặt bằng mở cửa hàng, bạn cần đảm bảo thời hạn hợp đồng phải đủ dài để nhà hàng của bạn có thời gian phát triển và sinh lời. Hơn nữa, nếu đi thuê mặt bằng dài hạn, bạn có thể thương lượng yêu cầu chủ nhà trả một phần chi phí cải tạo.
3. Trang thiết bị
Nếu thuê một nhà hàng hiện có, chi phí cho thiết bị chủ yếu rơi vào khoản nâng cấp và bổ sung thêm. Tuy nhiên, nếu bạn bắt đầu xây dựng cửa hàng từ đầu thì vật dụng đắt tiền nhất sẽ là công cụ dụng cụ, bàn ghế, quầy bar, hệ thống thông gió…. Chi tiết hơn, đối với khu bếp bạn sẽ cần tủ lạnh, lò nướng, kệ và vật dụng nấu ăn và lưu trữ thức ăn. Bạn cũng cần tính đến chi phí cho đĩa, dao kéo, cốc, ly và các vật dụng khác, cũng như chi phí bảo trì và sửa chữa thiết bị.
4. Các khoản khác
Nhiều người không tính đến các khoản chi phí phụ phát sinh thêm khi lên kế hoạch đầu tư nhà hàng. Ví dụ, có thể bạn sẽ cần phải sử dụng các phầm mềm quản lý, máy bàn hàng… Bạn cũng phải trả cho chi phí cho việc xin giấy phép kinh doanh, biển quảng cáo và chi phí marketing (tiếp thị).
Nhiều chi tiết nhỏ nhưng gộp lại có thể làm tăng chi phí chung lên rất nhiều nên bạn không được chủ quan với các chi phí này. Chẳng hạn như việc thuê một công ty môi trường để quét dọn, lau chùi nhà hàng mỗi ngày, in thực đơn, mua đồng phục cho nhân viên và chi phí giặt ủi (cho khăn ăn và khăn trải bàn), xử lý chất thải và chi phí thuê kế toán.
Hãy luôn tính tới các chi phí phát sinh thêm như đồng phục nhân viên, nhân công lau chùi…
5. Chi phí mua thực phẩm
Khi nhà hàng đã ổn định thì chi phí mua thực phẩm là tốn kém nhất. Một khi việc kinh doanh nhà hàng của bạn đã ổn định thì chi phí lớn nhất mà bạn phải bỏ ra bạn là chi phí cho đồ ăn và thức uống. Tùy thuộc vào loại hình nhà hàng, chi phí thức ăn và đồ uống của bạn không được ngốn quá 25 đến 40% doanh thu. Lương nhân viên sẽ ngốn thêm tầm 20 đến 25 % doanh thu.
Với các nhà hàng mới mở, nguồn cung thực phẩm thường phải được thanh toán khi giao hàng, vì vậy bạn cần đủ tiền để chi trả cho nguồn cung thực phẩm cho đến khi nhà hàng sinh lời. Bạn cũng có thể phải chi tiền cho chương trình khuyến mãi và các sự kiện đặc biệt – chẳng hạn như tặng bữa ăn miễn phí vào ngày khai trương nhà hàng chẳng hạn.
6. Chi phí thực hiện website nhà hàng
Nếu đối thủ của bạn có website còn bạn thì không, điều này có nghĩa là bạn đã nhường hết lượng khách hàng (rất lớn) trên Internet. Nếu họ tìm mua một sản phẩm hay sử dụng dịch vụ mà bạn có cung cấp nhưng lại tìm thấy chúng qua website của công ty đối thủ? Bạn xem như mất khách hàng đó và nếu website của đối thủ là một website tốt? Bạn mất thêm nhiều khách hàng tiếp theo. Tệ hơn nữa, nếu họ đang cố gắng tìm kiếm thông tin về dịch vụ của bạn trên Internet? Rất nhiều khả năng họ sẽ cho rằng công ty của bạn không đáng tin.
Kiến thức từ Kinh Doanh Nhà Hàng