Nhờ Jamie Oliver, Gordon Ramsay, Heston và Hugh hay những người chiến thắng MasterChef mà người ta cảm thấy mở một nhà hàng mới thực sự khá đơn giản, thuận buồm xuôi gió.
Có điều không phải ai cũng nhận ra được chủ những nhà hàng này là những nhân vật truyền hình. Mọi thứ thật dễ dàng đối với họ. Việc kinh doanh trở nên thuận lợi hơn nhiều.
Tuy nhiên, không phải ai chặng đường đầu cũng gặp ngay thuận lợi, ngay cả Gordon và Jamie cũng có một danh sách các nhà hàng không thành công trên sơ yếu lý lịch của họ. Bạn có thể thấy ở đây, Gordon Ramsay đã phải đóng cửa 23 trong số 49 nhà hàng của mình. Theo thống kê tại Mỹ, có khoảng 60% nhà hàng và quán cà phê độc lập gặp thất bại trong những ngày đầu tiên và 10% trong số đó gần như không có khả năng phục hồi lại.
Quán cà phê là một doanh nghiệp có nguy cơ thất bại khá cao và có vẻ như nhiều người đánh giá thấp những khó khăn họ chuẩn bị phải đối mặt, từ đó cũng không chuẩn bị kỹ càng cho những cạm bẫy hay những chiến lược thiết yếu trong những ngày đầu quán có thể sẽ chẳng có bất cứ vị khách nào.
Vì vậy, những lý do sau đây cũng chính là những cặm bẫy một nhà hàng hay quán cà phê mới thành lập có thể gặp phải:
1 Thị trường bão hòa
Đơn giản là có quá nhiều quán cà phê hay nhà hàng tương tự bạn ở cùng hoặc gần địa điểm bạn chọn. Lượng khách có thể không thay đổi nhưng khi có nhiều sự lựa chọn thì đương nhiên tỉ lệ cạnh tranh sẽ tăng. Thị trường ăn hay uống sẽ bị bão hòa sớm.
Tỷ lệ thất bại đã được chứng minh bởi các nghiên cứu ở những vùng có mật độ cao là nhiểu hơn so với bình thường. Hãy rất cẩn thận để kiểm tra xem các thị trường/khu vực bạn đang bước chân vào cung và cầu có thực sự hợp lý. Bước đầu bao giờ cũng quan trọng.
2 Không có kiến thức kinh doanh căn bản
46% doanh nghiệp thất bại không phải vì thiếu hiểu biết về các dòng hàng hóa và dịch vụ (ví dụ như thực phẩm và đồ uống) mà là thiếu kiến ​​thức về kinh doanh, ví dụ như dịch vụ nghèo nàn hay giá cả không hợp lý, kế hoạch đầu tư tồi và quản lý tài chính kém hiệu quả. Một phần do lãnh đạo thiếu hiểu biết, phần còn lại do nhân viên không được đào tạo bài bản hoặc nhận thức chậm.
3 Thiếu vốn kinh doanh
Đáng ngạc nhiên, lý do thường được trích dẫn nhiều nhất cho sự thất bại nhà hàng hay quán cà phê là thiếu vốn. Do rào cản gia nhập thị trường quá lớn, những doanh nhân cố gắng để bắt đầu công việc kinh doanh của họ với số vốn thấp nhất có thể, chỉ đủ để họ mở cửa chứ không thể duy trì hoạt động kinh doanh trong vài tháng đầu tiên sau đó. Họ thậm chí không có đủ tiền kinh doanh đúng hướng như kế hoạch ban đầu đặt ra, đi sai thị trường là một vấn đề nghiêm trọng.
4 Lựa chọn vị trí tồi
Một lý do thất bại cũn phổ biến không kém là nhà hàng hay quán cà phê của bạn nằm sai vị trí, với một trong hai nhân khẩu không phù hợp cho khách hàng hay nhà cung cấp. Điều này không phải lúc nào cũng trong tầm kiểm soát của chủ nhà hàng mà nó đôi khi là yếu tố thương mại kinh tế-xã hội và có thể dẫn đến một sự thay đổi về số lượng khách hàng trong khoảng thời gian rất dài.
5 Chất lượng cuộc sống
Có quá nhiều người bị hút vào những cuộc sống huyền ảo trong những nhà hàng hay quán cà phê lung linh cũng những đầu bếp hàng đầu trên thế giới. Tuy nhiên chất lượng cuộc sống đôi khi không được lung linh như vậy, khách hàng có thực sự muốn và có khả năng chi trả cho những thú vui hằng ngày không, đó mới là vấn đề chính của chủ doanh nghiệp.
6 Thiếu kinh nghiệm trong ngành
Những nhà hàng hay quán cà phê thành công cao thường bắt nguồn từ  những kinh nghiệm liên quan. Điều này giúp họ nhanh chóng thích nghi với môi trường, lường trước khó khăn và dự trù biện pháp giải quyết, nếu nắm bắt thế mạnh này thì đó có thể là lợi thế để vượt lên.
7 Định hình sai thương hiệu
Nghiên cứu cho thấy rằng một trong những lý do quan trọng khiến nhà hàng đóng cửa là thất bại trong việc xây dựng và định hình một thương hiệu. Họ đã không kết hợp đầy đủ 12 Ps để tạo thương hiệu doanh nghiệp (Địa điểm; Sản phẩm; Giá; Con người; Khuyến mại; Uy tín; Nguyên tắc; Sự ghi nhận; Sản xuất; Hiệu suất; Vị trí và Kênh thông tin).
8 Lựa chọn cái tên quá dài
Thông thường tên nhà hàng hoặc quán cà phê chỉ gồm 13 chữ cái, bao gồm 8 phụ âm và 5 nguyên âm. Điều này thực sự không cần một tiêu chuẩn nhưng ít nhất bạn phải đảm bảo nó dễ nhớ, dễ viết nên độ dài ngắn là khá quan trọng. Một nhà hàng có cái tên quá dài và không diễn tả được ý nghĩa của nó đã được chứng minh là ít có khả năng thành công hơn so với một nhà hàng với tên ngắn gọn, cùng ý nghĩa hấp dẫn.
9 Thiếu sự khác biệt
Fields (2007) đã phát hiện ra một khái niệm thương hiệu rằng không khác biệt có thể khiến nhà hàng/quán cà phê của bạn có tỉ lệ thất bại cao. Bạn không thể tính toán được chi tiết rằng có bao nhiêu đối thủ cạnh tranh trên thị trường và trong số đó có bao nhiêu đang đi cùng hướng với bạn, điều duy nhất bạn làm được là hạn chế số lượng đối thủ cạnh tranh bằng việc tạo sự khác biệt cho chính bản thân mình.
10 Không có khả năng kiểm soát tài chính
Hầu hết các nhà hàng/quán cà phê thiếu vốn (có thể do mất quá nhiều chi phí lao động và chi phí thức ăn) lại không biết cách kiểm soát tài chính của mình – nguyên nhân khiến doanh nghiệp mất đi trên 60% vốn có.
11 Tiền thuê mặt bằng quá cao so với một vị trí không thuận lợi
Nhiều nhà hàng/quán cà phê thực sự biết cách kinh doanh và dường như họ đang đi đúng hướng, tuy nhiên, cuối tháng tổng kết thì doanh thu lại không được như mong muốn khi phải trả số tiền quá lớn cho địa điểm mà vốn nó chưa thực sự đắc địa. Phần trăm lý tưởng cho chi phí này là 7% – 9% trong doanh thu.
Song song với những vấn đề trở ngại cho những nhà hàng/quán cà phê mới mở thì vẫn còn những lời khuyền về kỹ năng và năng lực để sớm có được thành công kinh doanh. Điều quan trọng là bên trong nhà hàng phải thực sự tốt, về chất lượng sản phẩm và dịch vụ – thứ giữ chân khách hàng, sau đó mới tính đến diện mạo bên ngoài nhưng nó cũng thực sự quan trọng khi mang những khách hàng mới đến với nhà hàng của bạn.
Theo Francdocs, chỉ 2% – 4% trong số những cửa hàng nhượng quyền thương mại là có được thành công sớm; 60% còn lại gặp thất bại và trở ngại lớn với nhiều nguyên nhân khác nhau đã kể trên cho dù họ được đào tạo bài bản và hỗ trợ những ngày đầu tiên; còn chưa kể đến vấn đề nhận diện thương hiệu đã được xác định.
Thiếu kinh nghiệm hay thiếu những sự đánh giá cần thiết để chạy một nhà hàng thành công. Bạn nên chú ý, tất cả đều bắt nguồn từ trình độ quản lý. Nếu không có đủ kinh nghiệm trong lĩnh vực này thì hãy chuẩn bị một hành trang tốt về kiến thức liên quan cũng như thực hành là vấn đề quan trọng. Bạn cần hiểu được điểm mạnh và điểm yếu của chính mình từ đó suy ra những điểm riêng biệt; hãy nắm bắt rõ nhu cầu khách hàng và có cái nhìn sâu sắc về giá cả, tiếp thị và chiến lược tuyển dụng.

Kinh doanh Nhà hàng
Giải pháp cà phê || Giaiphapcaphe.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *